Ký sinh trùng Gregarine – Nguyên nhân gây ra bệnh phân trắng trên tôm

Ký sinh trùng Gregarine là một trong những nguyên nhân sơ khởi gây bệnh phân trắng trên tôm. Chúng gây tổn thương ruột, làm tắc nghẽn ruột và tạo cơ hội cho các vi khuẩn tấn công tôm nuôi. Trong bài viết sau, Phú Gia Bảo sẽ gửi đến Quý Bà Con phương pháp phòng ngừa, điều trị và hỗ trợ tôm sau điều trị ký sinh trùng Gregarine một cách hiệu quả nhất để có được một mùa vụ bội thu.

Ký sinh trùng Gregarine là gì?

  • Do song bào trùng Gregarine (thường gặp ở tôm gồm Ematopsis sp., Cephalolobus sp., Paraophioidina sp.) gây ra.
  • Gregarine ký sinh gây tổn thương ruột, tắc nghẽn ruột, đặc biệt là gây tổn thương niêm mạc ruột tạo cơ hội cho vi khuẩn có hại xâm nhập gây ra nhiều bệnh khác trong đó phổ biến nhất là bệnh phân trắng trên tôm.
  • Trước khi ký sinh vào tôm, ký sinh trùng Gregarine thường ký sinh trên vật chủ trung gian trước như giun đốt sống nền đáy hoặc các loài nhuyễn thể hai mảnh vỏ
  • Sau quá trình ký sinh,  một phần sẽ bị Tôm ăn vào, một phần khi trứng nở, chúng trôi nổi lơ lửng trong môi trường nước, gặp các ký chủ khác tiếp tục bám vào và ký sinh. Trong trường hợp tôm bị tổn thương bên ngoài, thì đây cũng là cơ hội cho ký sinh sinh trùng bám vào. gọi là ngoại ký sinh.

Hình ảnh ký sinh trung Gregarine

Ký sinh trùng Gregarine trên tôm.

Nguyên nhân xuất hiện ký sinh trùng Gregarine trên tôm 

  • Giai đoạn xuất hiện: khi tôm 20-45 ngày tuổi, xuất hiện khi thời tiết nắng nóng, nuôi tôm mật độ dày, nhiệt độ nước cao, cải tạo không kỹ, cho ăn dư thức ăn, hệ thống ao chưa lấy sạch hàm lượng lơ lửng cũng như chất dơ trong ao ra tốt.
  • Đối với ao nuôi đất hay ao bạc bờ đáy đất, có thể xuất hiện khi tôm 10 – 15 ngày tuổi. Khi ao nuôi có các vật chủ trung gian như: giun nhiều tơ, nhuyễn thể (ốc, hai mảnh vỏ,…).
  • Khi môi trường ao nuôi giàu chất hữu cơ, đáy ao ô nhiễm.

Biểu hiện khi tôm nhiễm ký sinh trùng Gregarine

  • Khi tôm nhiễm ký sinh trùng Gregarine, ruột ziczac (ruột lò xo).
  • Đường phân tôm bị đứt khúc, hay không có thức ăn, bóp nhẹ thấy phân di chuyển, sắc tố tôm sậm bất thường.
  • Tôm bị mũ đuôi (đốt thứ 6)
  • Khi bị nhiễm nặng cơ thể tôm trắng đục (màu sữa), hay tôm bị đục cơ khúc cuối cơ thể, dọc sống lưng.
  • Tôm đi ngoài màu phân trắng đục nổi trên mặt nước hoặc ở trong nhá. Thậm chí những con bị bệnh có thể hậu môn dính phân, bỏ ăn, thậm chí bị chết. 
  • Nếu nhiễm bệnh nặng, tôm bỏ ăn, vỏ mềm, ốp vỏ, chậm lớn. 

Biểu hiện tôm bị nhiễm ký sinh trung gregarine

Biểu hiện tôm bị nhiễm ký sinh trung gregarine

Phương pháp phòng trị ký sinh trùng Gregarine ở tôm

Cách phòng ký sinh trùng Gregarine ở tôm

Để phòng ký sinh trùng Gregarine hiệu quả, trước khi thả tôm Quý Bà Con cần lưu ý một số điều sau:

  • Cải tạo ao tốt đáy ao nuôi: diệt cá tạp, nhuyễn thể
  • Tại ao lắng: Ngoài diệt khuẩn ra, cần diệt ngoại ký sinh trùng bằng cách, tạt 1lit Clea Black/1000 m3 nước. sau 2-3 ngày lấy nước vào nuôi.
  • Sau khi thả tôm:
  • Định kỳ 7-10 ngày xổ KST⇒ diệt khuẩn CLENANO (1L/2.000 m3)  Sau 36-48 giờ tiến hành cấy vi sinh BZT GB (1 gói/2.000m3). 
  • Quá trình sổ Ký sinh trùng nên cho ăn BECRIN (Thảo dược kháng sinh tỏi)- hạn chế sự xâm nhập của vi khuẩn có hại, làm lành vết thương và bổ sung 1 lượng acid hửu cơ nhằm hạn chế sự xâm nhập của vi khuẩn cơ hội. Sau đó cho ăn BIOKING nhằm kích thích bắt mồi, bổ sung 1 lượng lớn vi sinh có lợi, và dinh dưỡng hàm lượng cao. 

Phương pháp điều trị khi tôm đã bị nhiễm ký sinh trùng Gregarine

  • Xử lý vật chủ trung gian như ốc, hến, hào chỉ…
  • Cho ăn sổ ký sinh trùng 2 ngày: cử sáng sổ ký sinh trùng, trưa SULTRIM S, chiều gan + khoáng.
  • 3 ngày tiếp theo  cho ăn EMZYME 69 + acid hữu cơ –  hỗ trợ tiêu hóa và giúp đào thải các chất độc, và bảo vệ thành ruột, ARGIN MILK PLUS – tăng chức năng gan tụy.
  • Tăng cường trộn MEGAPLUS vào thức ăn, kích thích tôm bắt mồi và tăng trưởng.

*Lưu ý: với ao bạt

  • Kiểm tra hệ thống ao lắng, ao sẵn sàng có vật chủ trung gian: ốc, hến, vẹm, hàu chỉ.. thì tiến hành diệt nhuyễn thể. diệt tảo độc, nấm độc CuSO4  nếu có ao trống thì sang ao.
  • Trong quá trình điều trị phân trắng hạn chế sử dụng khoáng tạt kích lột, nên sử dụng vôi CaCO3, và khoáng ăn CANCI PLUS.
  • Để không tái phát, cần định kỳ 7-10 ngày xổ ký sinh trùng 1 lần, và cứ 4-5 ngày 1 lần cho ăn Becrin. để  Tôm phát triển tốt nhất.

Hy vọng bài viết về ký sinh trùng Gregarine trên tôm sẽ cung cấp cho Quý Bà Con những kiến thức kịp thời cho vụ nuôi của mình. Nếu Quý Bà Con đang gặp phải tình trạng nêu trên hãy liên hệ ngay số Hotline 0964 990 499 hoặc Zalo 0917807674 để được tư vấn chi tiết về cách phòng trị ký sinh trùng Gregagine ở tôm nuôi. Chúc bà con nuôi tôm an toàn, đạt năng suất cao trong mùa vụ này. Chúc bà con nuôi tôm an toàn, đạt năng suất cao trong mùa vụ này!